Các Bài Mới Đăng

Tuesday, August 8, 2023

Các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) và Microsoft giới thiệu mô hình AI mới có tên Disco, cho phép người dùng tạo video nhảy múa chỉ bằng một bức ảnh duy nhất.


Trước đây, một số ứng dụng hoán đổi khuôn mặt như Reface cũng gây sốt mạng xã hội khi cho phép người dùng tạo video chuyển động bằng một tấm ảnh chân dung. Tuy nhiên, ứng dụng này đơn giản là ghép mặt vào những video có sẵn.

Trong khi đó, mô hình AI Disco tạo cảm giác chân thật khi cho phép người dùng giữ lại cả tiền cảnh và nền của ảnh. AI cũng có thể học theo một vũ đạo mới và tái hiện thành hành động của người dùng. Ngoài ra, người dùng có thể tùy chọn nhiều vũ đạo từ những video khác nhau, chọn bối cảnh từ nguồn khác để sáng tạo.


Cách mô hình Disco học theo động tác của người nhảy. Nguồn: Disco

Để biến ảnh thành video nhảy múa bất kỳ, người dùng cần tải lên video có điệu nhảy gốc. AI sẽ phân tích và tái hiện các động tác. Sau đó, người dùng chọn ảnh cá nhân với tỷ lệ cơ thể gần bằng người mẫu trong video gốc. Disco sẽ tách nền, tách chi tiết trên cơ thể như tay chân, đầu, khuôn mặt rồi khớp với các động tác được hệ thống phân tích trước đó.

Nhóm đào tạo Disco cho biết họ dùng khoảng 700.000 ảnh chụp từ TikTok để dạy AI học các tư thế nhảy và tách người khỏi hậu cảnh. Sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục tải lên 350 video nhảy múa, mỗi video dài 10-15 giây để AI học sâu hơn về cách con người chuyển động.


Theo Petapixel, Disco cho phép người dùng thực hiện mọi vũ đạo phổ biến trên TikTok mà không phải tốn công học và bắt chước.

"Với Disco, bạn có thể sáng tác bất kỳ thứ gì. Nếu muốn Elon Musk nhảy, bạn chỉ cần đưa hình ông vào hệ thống", tiến sĩ Tan Wang của Đại học Công nghệ Nanyang nói với New Scientist.

Trong khi đó, BGR nhận định công nghệ Disco có thể giúp người dùng TikTok "bắt trend" lập tức, nhưng cũng có thể khiến nội dung deepfake tràn lan mạng xã hội.

Không chỉ phục vụ người dùng mạng xã hội, Disco cũng được dùng trong hậu kỳ phim ảnh, chương trình truyền hình. Các nhà sản xuất có thể giúp diễn viên của họ khiêu vũ một cách tự nhiên mà không cần đến người đóng thế.

Khương Nha - VNCommerce Blog

Wednesday, July 5, 2023

Giải mã bất ngờ về “bàn chân Giao Chỉ” của người Việt cổ


Một số tư liệu lịch sử trong và ngoài nước đề cập đến “ bàn chân Giao Chỉ” như một đặc điểm Có thể khẳng định rằng chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư người Việt xưa có “bàn chân Giao Chỉ”, đây không phải đặc thù giải phẫu học của cha ông ta..





Có một số cách lý giải về bàn chân đặc biệt này. Thứ nhất, dân tộc ta là một dân tộc làm nông nghiệp, người nông dân thường xuyên đi chân đất để làm đồng thuận tiện. Khi lội bùn, ngón cái phải choãi ra để giữ thăng bằng, tránh bị ngã, lâu ngày làm thay đổi cấu trúc xương. 

 

Theo một cách lý giải khác, bàn chân Giao Chỉ hình thành do biến dị ở xương. Hiện tượng này không chỉ có ở Việt Nam mà còn xuất hiện ở nhiều nhóm dân tộc khác như Mã Lai, Thái Lan, Trung Quốc, Ả Rập, người bản địa châu Phi... chỉ khác nhau ở mức độ. 

 

 

Đây có thể coi là một hiện tượng bệnh lý mang tính di truyền hiếm gặp, thường tự nhiên xuất hiện và sẽ mất sau 1-2 thế hệ.

Theo các chuyên gia khảo cổ học, dù giải thích theo trường hợp này thì kiểu ngón chân có dạng giao nhau này đều là do bệnh lý chứ không phải là nét đặc trưng của người Việt cổ. Ảnh: Đời sống & Pháp lý.

Các bộ xương người Việt cổ thời Đông Sơn hay thời Bắc thuộc sau này đều không có đặc điểm đó. Có thể khẳng định rằng chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư người Việt xưa có “bàn chân Giao Chỉ”, đây không phải đặc thù giải phẫu học của cha ông ta.
bachkhoathu

Saturday, February 19, 2022

Journey to the East- Hành trình về phương đông

 Journey to the East- Hành trình về phương đông



Thời gian gần đây, tôi đang đọc một cuốn sách mà thầy từng nói qua trên lớp, đây là một cuốn sách đã từng bán rất chạy và mang những nét đương đại hay cũng như văn hóa phương đông. Journey to the East- Hành trình về phương đông kể về chuyến đi trải nghiệm của đoàn khoa học thuộc Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh sang Ấn Độ để nghiên cứu về những điều bí ẩn của con người họ. 

Quả thật, khi đọc cuốn sách, tôi có thể hình dung ra một đất nước Ấn Độ mang đầy nét tâm linh và cảm thấy những điều lạ lùng, có thể không thật nhưng được xảy ra và lý giải rất hợp lý, khoa học được giải thích bởi các đạo sĩ, chân sư. Trong suốt khoảng thời gian đầu rong ruổi trên khắp đất nước Ấn Độ từ Bombay đến Calcutta của phái đoàn, tác giả cũng như những người khác đã tiếp xúc nhiều giáo sĩ, đạo sĩ được cho là nổi tiếng nhưng họ không học hỏi được điều gì mới lạ. Hầu hết các tu sĩ đều khoe khoang các tước vị của mình và lặp đi lặp lại những điều được ghi trong kinh sách và thêm thắt vào đó nhiều điều mê tín và thậm chí là phóng đại, thần thánh hóa đến mức phô trương nhằm đề cao bản thân và văn hóa nước họ. 

Ấn Độ không có có một khóa đào tạo tu sĩ như Thiên Chúa Giáo nên ai cũng có thể vỗ ngực xưng tên, cạo trọc đầu, mặc áo tu hành, xưng danh tước vị để lôi cuốn các tín đồ, du khách, để làm tiền những người cả tin. Nhưng thực ra những chân sư thực sự không ai làm vậy để khoe khoang, họ chỉ đi cảm hóa những dân hiền lành, chất phác, tin vào luật nhân quả, chớ gieo rắc điều ác, hướng họ làm nhiều điều thiện lương. Vì vậy, muốn gặp được chân sư là điều không dễ, khi nào duyên đến thì có thể sẽ gặp. Khi đến thành Benares, phái đoàn đã được tìm hiểu về một môn tập luyện lạ lùng- Yoga và môn chiêm tinh học được xuất hiện từ lâu và lôi cuốn rất nhiều người. 

Môn tập Yoga không đơn giản và nguy hiểm khi tập luyện đủ các tư thế nhưng giúp con người dẻo dai, khỏe mạnh, làm chủ sinh lực vô hình bên trong. Người đạo sĩ Brahmananda và nhà chiêm tinh Babu đã đưa ra những lý luận và dẫn chứng rất hợp lý và khoa học đã khiến tác giả rất ngạc nhiên, và tin tưởng hơn so với những gì ông nghe trước đây. Qua đó, tôi cũng có hiểu và biết nhiều hơn hoạt động của các cơ quan trong quá trình luyện tập Yoga, sự liên hệ giữa con người và các vì tinh tú có thể chỉ ra quá khứ và tương lai của con người. 

Ngoài ra, cuốn sách này đã đưa ra nhiều điều kỳ bí, những phép thuật kỳ diệu như không có thật trên đời, nhưng lại được gọi là Thái Dương học-một môn khoa học của Atlantic. Các phép chữa bệnh thực ra cũng là phương pháp hết sức tự nhiên và khoa học, đó là phương pháp dưỡng sinh kết hợp cùng luyện tập Yoga có thể giúp con người vượt qua bệnh tật. Các đạo sĩ còn giải thích và đưa ra các thí dụ cụ thể để giải thích những quy luật về cõi âm-dương, công việc của họ là trấn an những linh hồn đã chết được siêu thoát. Các phương pháp luyện tập Yoga và dưỡng sinh, chiêm tinh, cõi vô hình, quan niệm Phàm ngã và Chân ngã,… đều từ khoa học cổ đại và bí truyền của Ấn Độ mà gần như đã mai một đi. Các vị đã giải thích và trình bày những sự kiện đó theo một cách logic và luôn hướng cho ta sống một lối sống giản dị, hòa nhập với thiên nhiên và thiện lương. Đó là điều mà con người chúng ta trong thế giới hiện nay nên suy nghĩ và thay đổi.

Huỳnh Nguyễn Thiên Trang ( VietPro )


Monday, December 21, 2020

14 đặc điểm chung của người thành công



“Tôi thường xuyên phỏng vấn những người thành công cho tạp chí Forbes. Kể từ năm 2007, tôi đã nói chuyện với hơn 1.200 CEO, người nổi tiếng, các tác giả, chính trị gia, thậm chí là một phi hành gia nữa. Khi nói chuyện với họ, tôi luôn nhận thấy những điểm chung giữa họ - những tố chất giúp họ thành công”.

Một trong những tác giả sách bán chạy nhất của New York Times - Dan Schawbel đã rút ra 14 đặc điểm chung của những người thành công.


Saturday, December 19, 2020

Nữ sinh Thăng Long diễn nội y





Trao đổi với VietNamNet chiều 18/12, hiệu trưởng Trường ĐH Thăng Long Phan Huy Phú khẳng định: Trường thấy đây là hoạt động bình thường của sinh viên. Trước khi chương trình diễn ra chúng tôi đã kiểm tra và thấy ổn, rất lành mạnh…




Khi những hình ảnh này xuất hiện, một số ý kiến cho rằng đây là hành động phản cảm, "cởi" như vậy thì trường học sẽ thành quán bar.
"Nhiều trường vẫn có những đêm dạ hội, sinh viên trang phục quyến rũ nhưng vẫn sang trọng chứ không hề lố lăng như vậy. Và rằng không thể đánh đồng các cuộc thi nhan sắc với một chương trình được tổ chức trong môi trường sư phạm được" - nhiều người tham gia bình luận.

Nói thêm về ý tưởng, ông Phạm Trung Tự, Bí thư đoàn Trường ĐH Thăng Long cho biết chương trình do Đoàn thanh niên phối hợp với Hội Sinh viên Trường tổ chức, lấy ý tưởng dựa trên show diễn nội y Victoria’s Secret nổi tiếng được cả thế giới trông đợi hàng năm.
Từ “người mẫu” đến các thiết kế cũng do các sinh viên thực hiện.


Thursday, November 12, 2020

Tiêu chuẩn chọn tiếp viên kỳ lạ trên thế giới.



Chỉ tuyển nữ giới nhẹ cân, ưu tiên tiếp viên có chồng con, quy định giới hạn chiều cao theo từng loại máy bay... là những tiêu chuẩn chọn tiếp viên kỳ lạ trên thế giới.




Chỉ tuyển nữ giới nhẹ cân, ưu tiên tiếp viên có chồng con, quy định giới hạn chiều cao theo từng loại máy bay... là những tiêu chuẩn chọn tiếp viên kỳ lạ trên thế giới.

Tuyển tiếp viên nữ nhẹ cân để giảm chi phí


Hãng hàng không Ấn Độ Go Air đã thông qua một chính sách tuyển dụng kỳ quặc: chỉ tuyển tiếp viên nữ nhẹ cân. Lời giải thích cho quy định này là giảm tải trọng trên mỗi chuyến bay, nhằm tiết kiệm chi phí đang tăng lên chóng mặt.

Theo tính toán của Go Air, một tiếp viên nữ thường nhẹ cân hơn đồng nghiệp nam khoảng 15-20kg, trong khi cứ mỗi kg tải trọng tăng thêm trên chuyến bay sẽ hao tốn chi phí nhiên liệu thêm 0,05 USD/giờ bay, tức khoảng nửa triệu USD một năm nếu tính thêm các khoản liên quan. Trước số liệu này, Go Air đã đặt mục tiêu thay thế toàn bộ tiếp viên nam của hãng thành nữ, sử dụng trên tất cả các chuyến bay để tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

Ưu tiên người đã có chồng con


Thông thường, nghề tiếp viên hàng không giới hạn độ tuổi dưới 35, nhưng hãng hàng không giá rẻ Spring Air của Trung Quốc lại gây bất ngờ khi tìm kiếm ứng viên có độ tuổi tối đa lên tới 45, với ưu tiên cao nhất dành cho người đã kết hôn và có con. Yêu cầu tuyển dụng này được thông qua sau kết quả khảo sát của hãng với khách hàng và nhận được phản hồi về nhu cầu tìm kiếm các tiếp viên hàng không lớn tuổi, có kinh nghiệm, giúp đa dạng hóa nhân viên phục vụ trên các chuyến bay của hãng.

Trong một thông tin tuyển dụng tiếp viên hàng không thời vụ mới đây của Vietnam Airlines, giới hạn tuổi tuyển chọn cũng lên tới 45 tuổi. Tuy nhiên, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng với các ứng viên là tiếp viên cũ của hãng từng nghỉ việc vì lý do cá nhân, có sức khỏe và ngoại hình vẫn phù hợp với nghề.

Giới hạn chiều cao khác nhau cho từng loại máy bay



Theo tiêu chuẩn của các hãng hàng không trong nước cũng như thế giới, chiều cao tiêu chuẩn của nghề tiếp viên trung bình là từ 1,6m đến 1,85m. Trong khi các hãng hàng không nước ngoài ghi phần hạn chế chiều cao khá chi tiết, kèm theo quy định tầm với (thông thường vượt 2m nếu với tay hết cỡ và kiễng chân), thì các hãng hàng không của Việt Nam đều không có quy định tầm với, thậm chí Air Mekong còn bỏ ngỏ quy định chiều cao tối đa.

Một vài hãng hàng không lại có quy định chiều cao khác nhau cho phi hành đoàn theo từng loại máy bay. Ví như nếu làm việc trên những chiếc chuyên cơ nhỏ, yêu cầu với tiếp viên về chiều cao tối đa là 1,7m; còn với các loại máy bay thương mại thông thường, yêu cầu với nữ là từ 1,6m-1,75m, còn với nam là dưới 1,85m.

Sự khác biệt bằng cấp giữa tiếp viên các hãng bay



Là một nghề đòi hỏi kỹ năng nhiều hơn trình độ học vấn, tiếp viên hàng không được coi như cơ hội lớn dành cho những người tìm kiếm công việc không yêu cầu bằng cấp cao nhưng có mức lương trong mơ. Ví như hãng hàng không hàng đầu thế giới Emirates Airlines (UAE), yêu cầu trình độ học vấn của ứng viên chỉ là tốt nghiệp trung học phổ thông. Trong khi với Etihad Airways, yêu cầu thậm chỉ chỉ ở mức trung học cơ sở. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn của các hãng là tốt nghiệp trung học phổ thông, vì thế, đây được xem là nghề "hot" với nhiều bạn trẻ.

Tuy nhiên, với một số hãng bay như Delta Airlines (Mỹ), chỉ những ứng viên tốt nghiệp đại học mới được xét tuyển trở thành tiếp viên, và tỷ lệ "chọi" thậm chí còn cao hơn cả thi vào trường Harvard, với mức 1/100. Thông thạo ít nhất 2 ngôn ngữ quốc tế là điểm cộng đối với các ứng viên trong ngành này.

(Theo bachkhoathu )

Một tủ sách tâm lý học giáo dục cho công cuộc cải tổ lớn của giáo dục Việt Nam




Hoàng Hưng ( https://canhbuom.edu.vn )
 






Nhóm Cánh Buồm ra đời năm 2009, nó từ chối tham gia những cuộc “phản biện” mang tính lý thuyết, nó công bố dần những cuốn sách giáo khoa tiểu học hàm chứa một định hướng Tâm lý học Giáo dục (TLHGD). Có thể thấy một mối quan tâm lý thuyết mang tính TLHGD nào đó qua việc đặt tên những cuộc hội thảo từng năm của nhóm, Hiểu trẻ em–Dạy trẻ em (2009), Chào lớp Một (2010), Tự học–Tự giáo dục (2011), Em biết cách học (2012). Định hướng hoạt động năm 2013 của nhóm là “Năm sư phạm” với việc triển khai Câu lạc bộ Sư phạm Cánh Buồm, và hôm nay với việc công bố ba cuốn “Cẩm nang sư phạm” xác nhận một mối quan tâm quán xuyến đến cái lý thuyết làm nền cho các hoạt động của mình.

Từ hai năm nay, nhóm Cánh Buồm tổ chức dịch và chuẩn bị công bố vào năm 2014 ba tác phẩm của Jean Piaget (Sự hình thành trí khôn ở trẻ em, Sự tạo dựng cái thực ở trẻ em, Sự tạo thành biểu tượng ở trẻ em) và của Howard Gardner (tái bản Cơ cấu trí khôn, dịch mới Trí khôn phi học đường, Trí khôn sáng tạo). Thật là có căn cứ xác đáng để nêu hai câu hỏi này: (1) Có phải định hướng lý thuyết của nhóm sẽ tập trung vào Tâm lý học Giáo dục? (2) Tại sao nhóm Cánh Buồm lại chọn hai tác giả, nhà tâm lý học Thụy Sĩ Jean Piaget và nhà tâm lý học Mỹ Howard Gardner, để tập trung giới thiệu về bộ môn này?


Trả lời cho câu hỏi (1) có lẽ không khó khăn lắm.

Khi người được phân công tổ chức tủ sách TLHGD Cánh Buồm đưa thông tin về dự án này trên FB, có một nhà văn trẻ rất chịu đọc sách đã comment rằng: “Cháu thấy sách tâm lý đầy các hiệu sách mà nền GD nước nhà ngày càng lụn bại, vậy giờ còn dịch sách TLHGD làm gì? Có phải người ta không biết về lý thuyết GD đâu, mà nguyên nhân ở chỗ khác!”.

Nhưng sự thực có phải sách tâm lý đầy các hiệu sách không? Hãy thử để một buổi tra cứu tổng mục sách TLHGD trong thư viện Quốc gia hay thử dùng công cụ tìm kiếm Google, ta sẽ có kết quả đáng ngạc nhiên về sự nghèo nàn không tưởng tượng nổi: quanh đi quẩn lại là một số giáo trình đại học, mà nội dung không khác nhau là mấy, và hình như bắt nguồn từ các giáo trình Liên Xô đã rất cũ, lại dạy rất chung chung về những vấn đề TLH khái quát chứ không đi vào những lý thuyết mang tính tri thức học hay liên quan đến sự phát triển trí tuệ là điều thiết cốt mà nhà giáo phải nắm rất vững. Không hề có mặt những tác phẩm gốc của các nhà TLH GD hiện đại hàng đầu thế giới như Alfred Bruner, Alfred Binet, John Dewey, Benjamin Bloom, Claparède, Lev Vygotsky…. Có lẽ Howard Gardner là trường hợp hiếm hoi với cuốn “Trí khôn nhiều thành phần” được ra mắt mấy năm gần đây (Giáo dục, 1997, 1998, Tri thức, tái bản có bổ sung, 2013).

Như vậy, hình như xã hội VN, hay nói hẹp là Giáo dục VN không có nhu cầu về lý thuyết TLHGD? Tất nhiên, người ta có thể cứ sống mà không có nhu cầu biết Aristotle, Hegel hay Kant…, cứ làm ăn kinh tế mà không cần biết đến Adam Smith, Keynes…, cứ làm thơ viết văn mà không cần Saussure, Roland Barthes… Nhưng với một nền GD quốc dân thì khác. Sau hàng chục lần mò mẫm sửa đổi, cải cách, nền GD VN đi đến tình trạng như hiện nay, phải chăng có nguyên nhân sâu xa từ hội chứng “sợ và ghét lý thuyết” của người VN, kể cả của trí thức VN?

Mười sáu cuốn (chưa đầy đủ) trong bộ sách giáo khoa tiểu học Cánh Buồm ra đời trong hoàn cảnh ấy. Xã hội chào đón bộ sách vì thấy ở đó có những điều mới mẻ, có thể là sản phẩm kết tinh kinh nghiệm của nhiều nhà sư phạm thuộc nhiều dòng “cải cách” khác nhau. Xã hội cũng hào hứng trước nguyên lý của nền Giáo dục hiện đại như tuyên ngôn của nhóm Cánh Buồm là: tổ chức cho học sinh tự học, tự giáo dục theo phuơng châm “học bằng cách làm” (learning by doing). Dù ưu ái đến bao nhiêu chăng nữa, thì vẫn cứ còn câu hỏi được cử toạ nêu lên, đó là: nguyên lý Giáo dục hiện đại của Cánh Buồm dựa trên lý thuyết khoa học tâm lý GD nào?

Câu hỏi này dã được trả lời ở một đoạn bên trên. Mặt khác, do chỗ sức nhóm Cánh Buồm có hạn, nên nó phải bắt đầu với những tác giả được nó đánh giá là tiêu biểu: Jean Piaget và Howard Gardner cùng những công trình tâm lý học mang tính gợi ý hơn cả của các ông.

Jean Piaget là người phát triển tâm lý học theo tư tưởng chủ đạo là sự phát triển trí khôn. Jean Piaget đã tiến hành nghiên cứu tâm lý học trên những trẻ em bình thường. Trước Piaget, nhà sinh lý học Maximilian Wundt ở Đức mới chỉ có công đưa tâm lý học vào con đường thực nghiệm và cho thấy có thể đo nghiệm được những kết quả nghiên cứu tâm lý con người. Tiếp đó, bác sĩ y khoa người Pháp Alfred Binet tiến hành những đo nghiệm tâm lý trẻ em mà mục đích chỉ nhằm loại bỏ được những em không đủ khả năng theo học bậc tiểu học bắt buộc. Bộ đo nghiệm Binet vượt Đại Tây dương sang Mỹ đã được phát triển hết sức thông minh thành bộ Binet-Simon, đã dùng những đo nghiệm rộng rãi và bớt tốn kém trên động vật để xác định những thao tác học tập. Thế nhưng, khi từ bên kia Đại Tây dương trở lại bờ châu Âu bên này, thì cũng mang theo thuyết hành vi (behaviorism) đang ngự trị. Behaviorism trong Giáo dục trông cậy tất cả vào người thầy truyền thụ kiến thức. Ông thầy đưa ra kiến thức, rồi quan sát, đo đạc, cải tiến những thay đổi mang tính hành vi trong kiến thức mà học trò tiếp nhận. Việc học như thế có bản chất là một đáp ứng dạng phản xạ có điều kiện hay sự ghi nhớ và lặp lại các khuôn mẫu hành vi cho đến khi chúng trở thành tự động. Nói một cách đơn giản, thuyết hành vi coi kiến thức như những khuôn mẫu được làm hằn vào não đứa trẻ như vào một cục sáp mềm.

Jean Piaget không rơi vào trạng thái có phần nào mang tính chất giáo dục kiểu nước Phổ (Prussian) mà mục tiêu là đào tạo nhân công cho nền đại kỹ nghệ. Jean Piaget đã thay đổi căn bản quan niệm về sự học của đứa trẻ. Ông được coi là nhà tâm lý học nhận thức đã hoàn chỉnh lý thuyết “xây dựng” (Constructivism) trong GD. Thuyết này gắn bó sự phát triển trí khôn của chủ thể với sự trưởng thành tự nhiên về mặt sinh học của chính chủ thể đó. Ngay từ sơ sinh, chủ thể đã tự học, mà cách thức tự học chính là những phản xạ. Cách “học tập” tự nhiên ban đầu đó được Piaget đặt tên là trình độ trí khôn cảm giác-vận động trước khi trở thành trí khôn thao tác, trước khi thành trí khôn cụ thể, trí khôn trừu tượng. Các “kiến thức” được phát triển ở con người khi thông tin mới đi vào tiếp xúc với kiến thức đã có trong con người nhờ những kinh nghiệm trước đó và đã được “xây dựng” trong những cấu trúc tư duy. Vậy kiến thức là cái được sáng tạo trong quá trình chủ thể khám phá thế giới. Đứa trẻ tự tạo nên kiến thức có nghĩa là làm nên thế giới của chính mình từ kinh nghiệm, thay đổi nó từ chỗ hỗn loạn đến chỗ có tổ chức. Và theo cách đó, Piaget tin rằng một người thầy chủ yếu là người tạo điều kiện thuận lợi (facilitator), quan sát và hướng dẫn học sinh xây dựng nên kiến thức của chính chúng, hơn là người truyền thụ kiến thức.

Đóng góp của Piaget với GD được tóm tắt ở những điểm sau: 1. Tập trung vào quá trình tư duy của trẻ hơn là ở sản phẩm cuối cùng (tức là chú trọng phương pháp tạo ra kiến thức hơn là một số kiến thức cụ thể). 2. Nhìn nhận vai trò chủ chốt của việc trẻ tự khai tâm, người lớn cần tích cực tham dự vào hoạt động học của trẻ. 3. Tôn trọng tiến trình phát triển từng bước của trí khôn để GD phù hợp với lứa tuổi của trẻ. 4. Chấp nhận sự khác biệt cá nhân trong phát triển.

Điều thú vị mà có thể ta chưa biết: mãi cho đến thập niên 1960, nền GD Mỹ vẫn còn được coi là rất nặng tính “Phổ” của thuyết hành vi, nghĩa là một nền GD nhắm đào tạo công cụ cho cỗ máy công nghiệp hoá, hầu như chưa biết đến Piaget, cho đến khi những tác phẩm quan trọng nhất của ông được dịch ra và cũng đúng lúc GD Mỹ chín muồi cho một sự thay đổi. Không thể phủ nhận tác động của Piaget đối với thành công ngoạn mục của GD Mỹ trong nửa thế kỷ lại đây (Xem “Jean Piaget's Enlightened Influence on the American Educational System”: voices.yahoo.com).

Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng GD VN đã có đủ kinh nghiệm thất bại để thấy thời điểm đã đến cho lý thuyết TLHGD của Piaget phải được coi như tư tưởng chỉ đạo cho mọi toan tính cải cách căn bản nền GD. Mà câu nói sau đây của ông có thể là một triết lý GD mang tính khai minh: “Phần lớn người ta cho rằng giáo dục nghĩa là dẫn dắt đứa trẻ để nó trở thành một người trưởng thành điển hình của xã hội… Nhưng với tôi, giáo dục nghĩa là tạo ra những con người sáng tạo… Ta phải tạo ra các nhà phát minh, các nhà cách tân, không phải những kẻ tuân thủ” (Jean Piaget, Trò chuyện với Jean Claude Bringuier, 1980)

Đó là vài điều rất sơ sài giải thích việc nhóm Cánh Buồm lựa chọn cái «mẫu» Jean Piaget. Còn đây là lý do của việc chọn cái «mẫu» nữa từ nhà tâm lý học Mỹ đương đại Howard Gardner.

Howard Gardner còn rất trẻ, ông sinh năm 1943, khi vào nghề tâm lý học thì ngành học này đã có nhiều thành tựu về tâm lý học phát triển. Ngành học thì phát triển, nhưng cũng để đọng lại những điều có hại cho nền Giáo dục, trong đó điều nguy hại nhất mà H. Gardner chống đối mãnh liệt nhất, đó là hệ thống đo nghiệm tâm trí, đặc biệt là cái chỉ số IQ. H. Gardner coi việc gắn chặt cuộc đời một em bé vào một con số như là tiền định, như là số mệnh, sau khi được hỏi han qua loa bên cây bút chì và tờ giấy trắng, là điều vô lý đến cùng cực, không thể chấp nhận được. Không thể coi IQ là thân phận con người!

H. Gardner rất coi trọng Jean Piaget, thấy ở Piaget người khởi đầu của tâm lý học đích thực. Ông rất tôn trọng những thực hành của Piaget giúp trẻ em ở trường phát triển trí khôn. Song H. Gardner không đồng tình với việc coi trí khôn người như là có một gốc chung duy nhất. H. Gardner đặt câu hỏi: một thiếu niên sinh trưởng ở vùng đảo Thái Bình Dương tuy mù chữ nhưng điều khiển con tàu không bị lạc giữa cả ngàn hòn đảo, em đó có được coi là «thông minh» không? Một tu sĩ Hồi giáo hơn chục năm sống trong tu viện vừa học chữ vừa học thuộc lòng cả bộ Kinh Koran, người đó có được coi là «thông minh» không? Và giữa người nghệ sĩ du ca mù Homer thuộc lòng cả vạn câu thơ và em bé ngồi sáng tác nhạc bên chiếc máy tính điện tử thời nay, hai người ấy có chung một kiểu trí khôn nào không? Những vấn đề như thế, những nghiên cứu sâu vào các loại hồ sơ trí khôn người và các đề án nghiên cứu phát triển tiềm năng người, đã khiến H. Gardner vào năm 40 tuổi (1983) hình thành lý thuyết về những «khung» trí khôn người: trí khôn ngôn ngữ, trí khôn lô gich-toán, trí khôn không gian, trí khôn cơ thể ở dạng động, trí khôn âm nhạc, trí khôn cá nhân hướng nội, và trí khôn cá nhân hướng ngoại.

Ta thấy rõ, lý thuyết tâm lý học Gardner bổ sung cho cách nghiên cứu cổ điển, căn bản của Piaget, sẽ mang lại một không khí tươi mới, dân chủ, cởi mở cho nhà trường.

Xin nói thêm vài lời về việc tại sao lại chọn Piaget và Gardner, phải chăng chọn lựa này cố tình cho thấy chỉ có hai nhà tâm lý học đó là đủ cho nền Giáo dục?

Chắc chắn là không phải vậy rồi! Ngay từ khi thành lập, nhóm Cánh Buồm đã biết thân biết phận, chỉ dám làm những việc mang tính gợi ý – gọi nôm na là «làm mẫu». Vậy thì, Piaget và Gardner cũng chỉ là những cái «mẫu».

Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, cũng là một thành viên cao tuổi của nhóm Cánh Buồm, sau khi thấy các bản thảo dịch Piaget và Gardner, đã nghĩ đến việc dịch Sự phát triển các chức năng thần kinh bậc cao của Lev Vygotsky.

Và chúng tôi cũng còn nghĩ đến công trình khác cũng của Vygotsky về tư duy và ngôn ngữ, những công trình của các nhà tâm lý học sư phạm Nga Xô Viết cũ như A. Luria, Leontiev, V. V. Davydov … Nhưng chắc chắn đó không thể là việc làm của một nhóm Cánh Buồm.

Để kết thúc báo cáo này, cho phép tôi kể một chuyện vui vui có thật. Chúng tôi ngồi làm kế hoạch dịch sách tâm lý học giáo dục với nhau. Và chúng tôi cười phá lên vì thấy mình đang tự giao hẹn phải sống thêm dăm bảy năm, mươi lăm năm nữa, sao mà vô lý! Thế rồi vừa buồn cười và vừa đau khổ chúng tôi đặt ra câu hỏi công việc nhiều quá, ai làm nốt đây?

3 tháng 11 năm 2013

H. H.

Bạn Nên Xem:

Bài Viết Liên Kết

Tìm kiếm...

Translate

Danh Mục